Tường Lửa (Firewall) Là Gì? Kiến Thức Về Tường Lửa (Firewall)

Tường lửa (Firewall) là gì? Có những loại tưởng lửa nào? Chúng có chức năng gì và hoạt động ra sao?  Vậy trong bài viết này chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu tường lửa là gì cũng như những thông tin chi tiết về nó nhé!

Tường Lửa (Firewall) Là Gì?

Với những ai chưa có kiến thức về tường lửa (Firewall) là gì thì chỉ cần hiểu đơn giản nó là 1 hệ thống an ninh mạng. Nó có thể dựa trên phần mềm hoặc phần cứng, sử dụng các quy tắc để kiểm soát traffic ra vào trong hệ thống.

Công dụng của tường lửa cũng giống như 1 hàng rào chắn giữa mạng an toàn và mạng không an toàn. Nó trực tiếp kiểm soát các truy cập đến nguồn lực của mạng thông qua một mô hình kiểm soát chủ động. 

Điều này có nghĩa là, chỉ có những traffic phù hợp với chính sách được định nghĩa trong tường lửa mới được phép truy cập vào Internet. Ngoài ra thì mọi traffic khác sẽ đều bị từ chối. Có thể thấy để quản lý những gì được phép vào mạng và những gì được phép ra khỏi mạn thì bất cứ máy tính nào cũng cần có  firewall.  

Tường lửa (Firewall) là gì ?
Tường lửa (Firewall) là gì ?

Bên cạnh đó việc bất kỳ máy tính kết nối mạng nào cũng thường kết nối vĩnh viễn với Internet. Và mỗi máy tính trực tuyến lại có một chữ ký điện tử riêng hay còn gọi là địa chỉ IP. Nếu không có sự hỗ trợ của tường lửa  (firewall) thì điều đó đồng nghĩa với việc bạn đang mở cửa ra để mời trộm vào nhà.

Một firewall có cấu hình tốt sẽ mang đến khả năng ngăn chặn những điều không hay xảy ra 1 cách hiệu quả. Đồng thời nó cho phép người dùng thoải mái thưởng thức những gì thế giới trực tuyến mang lại 1 cách an toàn.

Phải khẳng định là Firewall không giống chương trình diệt virus. Nó chỉ bắt tay cùng “hợp tác” với các công cụ này để đảm bảo rằng máy tính được bảo vệ 1 cách tuyệt đối trước các mối tấn công  nguy hại phổ biến.

Tác Dụng Cũng Như Chức Năng Của Tường Lửa 

Đọc đến đây chắc hẳn bạn cũng hiểu được tường lửa (firewall) là gì. Vậy tiếp theo đây chúng ta sẽ cùng đi sâu hơn về tác dụng cũng như chức năng của nó:

Tác Dụng 

Chắc chắn không phải  ngẫu nhiên mà Firewall lại được nhiều người ca ngợi và dành nhiều lời khen đến vậy. Lý do là bởi nó mang lại rất nhiều tác dụng có lợi cho hệ thống máy tính. Cụ thể:

  • Có khả năng ngăn chặn được hầu hết các truy cập trái phép vào mạng riêng. Nó kiểm tra được tất cả những dữ liệu khi đi vào hoặc khi đi ra từ mạng riêng. Một khi phát hiện ra bất cứ sự truy cập trái phép nào đó thì nó sẽ lập tức chặn lại, không để traffic đó được tiếp cận đến mạng riêng.
  • Tường lửa giúp chặn hiệu quả những cuộc tấn công mạng.
  • Firewall có khả năng lọc những thông tin kết nối qua internet vào mạng hay máy tính cá nhân. Hoạt động như những hoạt chẳng khác gì các chốt chặn kiểm tra của an ninh. 
  • Dễ dàng kiểm soát đến các kết nối vào trang web. Hoặc hạn chế các kết nối từ người dùng mà doanh nghiệp muốn chặn. 
  • Người dùng có thể tùy chỉnh về tường lửa tùy vào nhu cầu sử dụng bằng cách thiết lập ra những chính sách bảo mật. 

Chức Năng Của Tường Lửa

Chức năng tường lửa (firewall) là gì hiện cũng đang là câu hỏi được rất nhiều người đặt ra. Và cụ thể thì mỗi firewall đều phải nắm bắt được sự khác biệt của những lưu lượng hợp pháp và gây hại. Đồng thời, nó còn phải biết cách loại bỏ được những kết nối xấu và làm việc với kết nối tốt.

Tất cả các quá trình này đều được được thực hiện ẩn nên người dùng sẽ không thể thấy được Thậm chí là  họ cũng không cần có bất cứ sự tương tác nào cả. Ngoài ra, nếu bạn tò mò về quy trình làm việc của Firewall thì có thể kiểm tra theo các bước sau đối với Windows XP:

  • Bước 1: Các bạn nhấn vào biểu tượng Start/Control Panel. 
  • Bước 2: Các bạn tiếp tục Click  vào biểu tượng Window Firewall.
  • Bước 3: Sau khi thực hiện xong bước 2 sẽ có 1 hộp thoại hiện ra. Việc của bạn chỉ là click vào thẻ Exception ở ngay trên cùng để dễ dàng xem được các phần mềm được phép kết nối. 

Chúng ta có thể dễ dàng nhận ra rằng, tường lửa chính là sự kết hợp của chương trình diệt virus và để có dịch vụ lưu trữ trực tuyến. Và nếu bạn muốn đang sử dụng Window 7 và Window Vista mà muốn kiểm tra hoạt động của tường lửa thì hãy thực hiện: 

  • Bước 1: Đầu tiên với win 7 các bạn Click Start/Control Panel/System and Security . Còn với win Vista các bạn nhấn Security /Windows Firewall. 
  • Bước 2: Trong cửa sổ hiện ra, bạn tiếp tục nhấn vào đường dẫn ở bên trái. Với win7 sẽ là “Allow a program or feature through Windows Firewall”. Với win Vista sẽ là là “Allow a program through Windows Firewall” . 
  • Bước 3: Lúc này bạn sẽ thấy danh sách liệt kê 1 loạt các phần mềm được giao tiếp qua những tường lửa.

Firewall Hoạt Động Như Thế Nào?

Một khi đã hiểu tường lửa (firewall) là gì chúng ta sẽ thấy nó đảm nhiệm công việc không hề đơn giản. Bởi có rất nhiều dữ liệu cần được cấp phép cho ra hoặc vào máy tính kết nối internet. Một firewall bắt buộc phải phân biệt được sự khác biệt giữa lưu lượng hợp pháp với những loại dữ liệu gây hại.

Tường lửa (Firewall) là gì? Hoạt động như thế nào?
Tường lửa (Firewall) là gì? Hoạt động như thế nào?

 Firewall sẽ sử dụng công cụ hỗ trợ là rule hoặc ngoại lệ để loại bỏ các kết nối xấu mà làm việc những kết nối tốt. Nhìn chung toàn bộ quá trình này đều được thực hiện 1 cách “âm thầm”. Người dùng không thể nhìn thấy và cũng không cần tương tác với nó. 

Tổng Quan Về Các Loại Tường Lửa Hiện Nay

Hiện tại, tường lửa (firefall) đang được chia thành 5 loại. Mỗi loại sẽ mang những điểm đặc biệt khác nhau mà nếu bạn muốn tìm hiểu sâu hơn về tường lửa (firefall) là gì thì nhất định phải biết. Cụ thể:

Cổng Vòng (circuit gateway)

Cổng vòng không chỉ xử lý dữ liệu tiêu đề gói mà chúng còn có khả năng đảm bảo một gói chuyển tiếp kết nối là hợp lệ. Để có được điều này, cổng vòng tìm kiếm các thay đổi và đặc biệt chú ý đến dữ liệu gói. 

Cụ thể ở đây như địa chỉ IP có nguồn bất thường hoặc cổng đích. Trong trường hợp một kết nối nào đó được xác định là không hợp lệ thì nó sẽ có bị đóng.  Bên cạnh đó các tường lửa này cũng tự động từ chối thông tin không được người dùng yêu cầu.

tuong-lua-firewall-3
Tổng quan các loại tưởng lửa Firewall hiện nay

Cổng Ứng Dụng (ALG)

So với cổng vòng thì các tường lửa này cũng có các thuộc tính tương tự. Tuy nhiên, chúng lại có khả năng nghiên cứu sâu hơn về thông tin được gửi qua tường lửa. Đồng thời còn xem nó liên quan như thế nào đến các dịch vụ, ứng dụng cũng như các trang web cụ thể. 

Lấy minh chứng cụ thể, một cổng ứng dụng có thể xác định lưu lượng truy cập đến từ những trang nào và xem xét các gói mạng lưu lượng truy cập web. Và theo đó nếu người quản trị muốn hì tường lửa cũng có thể chặn dữ liệu từ các trang web nhất định.

Tường Lửa Kiểm Tra Trạng Thái

Tường lửa kiểm tra trạng thái có nhiệm vụ lưu lượng truy cập qua một mạng cụ thể và giám sát trạng thái của kết nối mạng đang hoạt động. Đồng thời nó cũng có khả năng đưa ra các phân tích dữ liệu đến địa chỉ IP, nguồn và cổng của người dùng. Qua đó tìm kiếm các rủi ro và mối đe dọa trên không gian mạng

Tường Lửa NGFW

Đây là loại tường lửa mới nhất, nó được kết hợp đầy đủ tất cả các tính năng của những loại trước đó để tạo ra một tường lửa toàn diện. Mang đến khả năng giám sát tất cả lưu lượng mạng và bảo vệ khỏi những cuộc tấn công ở cả bên ngoài lẫn bên trong.  

Lời Kết

Chắc hẳn đọc đến đây  các bạn cũng đã hiểu được tường lửa (firewall) là gì cũng như 1 số kiến thức về tường lửa. Ngoài ra nếu còn thắc mắc bất cứ điều gì các bạn hãy liên hệ ngay với https://elvtech.net/ để được giải đáp  và hỗ trợ 1 cách tốt nhất nhé!

Trả lời