[Giải Đáp] DHCP Là Gì? Những Điều Cần Biết Về Giao Thức DHCP Chi Tiết Nhất

Ở bất kì hệ thống mạng lớn nhỏ nào thì thiết bị được kết nối đều sử dụng địa chỉ IP động. Và DHCP server là nơi cung cấp dịch vụ đó. Áp dụng với mạng từ nhỏ đến lớn, DHCP sẽ hoạt động bằng các cách khác nhau. Thông tin dưới đây mà Elvtech tổng hợp sẽ giúp bạn hiểu rõ nhất DHCP là gì? Cũng như những điều gì cần biết về giao thức DHCP.

Thông Tin Chi Tiết DHCP 

Hãy cùng đi tìm hiểu khái niệm về DHCP và các phương thức hoạt động của nó ngay dưới đây nhé!

DHCP Là Gì?

DHCP là kí tự được viết tắt từ Dynamic Host Configuration Protocol – là giao thức cấu hình động máy chủ. Giao thức này cho phép cấp phát địa chỉ IP một cách tự động. Cùng với các cấu hình liên quan khác, DHCP sẽ quản lý, tập trung phân phối tự động địa chỉ Ip trong một mạng.

DHCP sẽ cung cấp các địa chỉ IP sẽ cho phép chúng ta truy cập vào mạng internet. Với mục đích quan trọng nhất là tránh trường hợp hai máy tính khác nhau cùng sử dụng chung một địa chỉ IP.

Trường hợp các máy tính không có DHCP thì có thể đang sử dụng cấu hình IP thủ công (cấu hình IP tĩnh). Ở thời điểm hiện tại, DHCP có 2 version, được sử dụng cho IPv4 và IPv6.

DHCP-la-gi-3
Thông tin chi tiết DHCP

Cách Thức Hoạt Động Của DHCP Như Thế Nào?

Về cơ bản, cách thức hoạt động của DHCP không hề phức tạp. Khi có bất kỳ thiết bị nào cần truy cập vào mạng internet, nó sẽ gửi yêu cầu từ router và sẽ được cấp cho một địa chỉ IP.

Với các hộ gia đình hay các doanh nghiệp nhỏ thì router sẽ hoạt động như một máy chủ DHCP nhưng đối với các mạng lớn hơn thì DHCP chỉ dừng lại ở vai trò là máy tính.

Tìm hiểu cụ thể và đi sâu hơn về phương thức hoạt động của DHCP. Khi có một thiết bị muốn kết nối mạng, hệ thống sẽ gửi yêu cầu Discover đến máy chủ. Sau đó, máy chủ sẽ tìm kiếm một địa chỉ IP để cung cấp cho thiết bị hoạt động cùng với gói DHCP OFFER.

Tiếp theo đó, khi nhận được địa chỉ, thiết bị sẽ phản hồi với máy chủ bằng một gói DHCP REQUEST. Sau cùng, hệ thống sẽ gửi xác nhận địa chỉ IP và thời gian được phép sử dụng địa chỉ đến khi có địa chỉ mới.

DHCP-la-gi-2
Cách thức hoạt động của DCHP

Ưu – Nhược Điểm Ứng Dụng DHCP

Được ứng dụng và sử dụng rộng rãi, nhưng hãy cùng xem qua những ưu và nhược điểm của DHCP là gì nhé!

Ưu Điểm

  • Bất cứ thiết bị nào khi cần kết nối mạng đều cầu cấu hình chính xác. DHCP giải quyết vấn đề đó bằng việc cung cấp cấu hình tự động, giúp các thiết bị có thể truy cập mạng dễ dàng.
  • DCCP hoạt động dựa trên phương thức gán địa chỉ IP, nên hạn chế tối đa việc trùng lặp IP trên hệ thống.
  • DHCP quản lý địa chỉ IP và tất cả các tham số TCP/IP trên cùng một màn hình. Chúng ta có thể dễ dàng theo dõi các thông số và quản lý qua các trạm.
  • Có thể thay đổi cấu hình và thông số của địa chỉ IP nếu muốn nâng cấp cơ sở hạ tầng các nhà quản trị mạng.
  • Các thiết bị có thể thay đổi từ mạng này sang mạng khác vì có thể tự động nhận các địa chỉ IP mới.
  • Khi đánh tự động, DHCP giúp người quản lý quản lý có khoa học hơn và không bị nhầm lẫn.

Nhược Điểm

Bên cạnh những ưu điểm trên thì DHCP cũng còn nhiều mặt hạn chế:

  • Với các thiết bị cố định (như máy in,vv..) ta không nên sử dụng địa chỉ IP cố định vì chúng cần truy cập liên tục. 
  • DHCP sử dụng chủ yếu với các hộ gia đình hay văn phòng quy mô nhỏ. Đối với các thiết bị cố định, việc gán cho nó một địa chỉ IP thay đổi không mang tính thực tiễn.

Giao Thức Truyền Thông Của Ứng Dụng DHCP

Giao thức truyền thông DHCP là giao tiếp thực hiện một yêu cầu cho cả máy chủ và máy khách. Ở các đại lý hoặc những người hỗ trợ IP, họ sẽ tạo ra các giao thức để kết nối giữa 2 bên.

DCHP-la-gi-1
Giao thức truyền thông của DCHP

Một số tác nhân chuyển tiếp nhận bản tin DHCP quảng bá máy khách và sau đó gửi nó và thông tin cấu hình đến máy chủ. Truyền thông xảy ra thông qua các đơn vị dữ liệu gói định tuyến qua mạng. Khi đó, các giao thức mạng như IP phá vỡ tất cả các quy tắc của nó.

4 bước diễn ra trong thời gian giao tiếp:

  • Bước 1: Gói khám phá dữ liệu được gửi từ máy khách đến máy chủ.
  • Bước 2: Máy chủ trả lời máy khách bằng gói đề nghị DHCP có chứa một địa chỉ IP mới
  • Bước 3: Máy khách xác nhận, sau đó , gửi thông tin trở lại máy chủ để chấp nhận địa chỉ.
  • Bước 4: cuối cùng máy chủ gửi lại một gói xác nhận cho máy khách để xác nhận địa chỉ IP đã lựa chọn trước đó.

Lời Kết 

Tóm lại, việc sử dụng DHCP mang lại rất nhiều lợi ích cho người dùng song vẫn còn một số nhược điểm nhỏ. Vì vậy ta cũng cần trang bị cho mình kiến thức và thông tin để có thể áp dụng vào cho hiệu quả. Mong rằng những thông tin Elvtech chúng tôi cung cấp sẽ giúp bạn hiểu DHCP là gì? Cũng như những điều gì cần biết về giao thức DHCP.

Trả lời